Xã hội Quốc_gia_hetman_Cossack

Cấu trúc xã hội của quốc gia hetman bao gồm năm nhóm: quý tộc, người Cossack, tăng lữ, thị dân và nông dân.

Quý tộc

Tương tự như tại Ba Lan, giới quý tộc tiếp tục là tầng lớp xã hội thống trị trong quốc gia hetman, nhưng thành phần và nguồn gốc của tính hợp pháp trong xã hội mới đã thay đổi hoàn toàn. Trong Khởi nghĩa Khmelnytsky, các quý tộc Ba Lan và các đại quý tộc Ruthenia bị Ba Lan hóa đã chạy trốn khỏi lãnh thổ của quốc gia hetman. Do đó, đẳng cấp quý tộc giờ đây sẽ bao gồm sự hợp nhất giữa giới quý tộc ở lại lãnh thổ của quốc gia hetman (những gia đình quý tộc cũ không khuất phục trước quá trình Ba Lan hóa và những quý tộc thấp hơn đã tham gia cuộc khởi nghĩa về phía Cossack chống lại Ba Lan) cùng với các thành viên của tầng lớp sĩ quan Cossack mới nổi. Không giống như các quý tộc Ba Lan sẽ bị tái phân chia đất đai, các quý tộc trung thành với quốc gia hetman vẫn giữ các đặc quyền, đất đai của họ và các phục dịch của nông dân. Các quý tộc cũ và các sĩ quan Cossack mới cùng nhau được biết đến với cái tên Các đồng chí quân sự vang danh (Znachni Viiskovi Tovaryshi). Do đó, bản chất của địa vị quý tộc bị thay đổi về cơ bản. Điều này không còn phụ thuộc vào kế tập cổ xưa, mà thay vào đó là lòng trung thành với quốc gia hetman.[31] Tuy nhiên, theo thời gian đất đai và đặc quyền của sĩ quan Cossack cũng trở thành kế tập, và tầng lớp sĩ quan và quý tộc Cossack có được những điền trang khổng lồ tương đương với đất đai của các đại quý tộc Ba Lan mà họ đã thay thế và đấu tranh.[32]

  • Thiếu nữ quý tộc
  • Quý bà quý tộc
  • Quý bà quý tộc
  • Nam giới quý tộc

Người Cossack

Hầu hết người Cossack không có được địa vị cao quý và tiếp tục vai trò là những người lính tự do. Những người Cossack cấp thấp thường phẫn nộ với những người anh em giàu có hơn của họ và thường tiến hành các cuộc nổi loạn, đặc biệt là trong thời kỳ Suy sụp, thời kỳ bất ổn và nội chiến trong thế kỷ 17. Những sự phẫn nộ này thường xuyên bị Nga khai thác. Sich Zaporizhia từng là nơi ẩn náu cho những người Cossack chạy trốn khỏi quốc gia hetman giống như trước Khởi nghĩa Khmelnytsky.

  • Thượng tá Cossack
  • Đại úy Cossack
  • Thư ký Cossack
  • Binh nhì Cossack

Tăng lữ

Thời kỳ Quốc gia hetman, các giáo sĩ Giáo hội Công giáo La MãThống nhất đã bị đuổi khỏi Ukraina. Các giáo sĩ Chính thống giáo " đen", hay tu sĩ, được hưởng địa vị rất cao trong quốc gia hetman, kiểm soát 17% đất đai toàn quốc. Các tu viện được miễn thuế và người nông dân bị ràng buộc với tu viện không được phép từ bỏ nghĩa vụ của họ. Hệ thống thứ bậc Chính thống giáo trở nên giàu có và quyền lực giống như những quý tộc quyền lực nhất.[33] Các giáo sĩ Chính thống giáo "trắng", hay đã kết hôn, cũng được miễn nộp thuế. Con trai của các linh mục thường gia nhập giới tăng lữ hoặc dịch vụ dân sự Cossack. Không có gì lạ khi quý tộc hoặc người Cossack trở thành linh mục và ngược lại.[33]

Thị dân

12 thành phố trong Quốc gia hetman được hưởng các quyền lợi Magdeburg, trong đó họ tự quản và kiểm soát tòa án, tài chính và thuế của riêng mình. Những thị dân giàu có có thể giữ chức vụ trong Quốc gia hetman hoặc thậm chí mua tước hiệu quý tộc. Bởi vì các thị trấn nói chung là nhỏ (các đô thị lớn nhất là KyivNizhyn có không quá 15.000 cư dân), nhóm xã hội này không quá quan trọng so với các nhóm xã hội khác.[33]

  • Thiếu nữ thành thị
  • Phụ nữ thành thị
  • Nam giới đô thị

Nông dân

Nông dân chiếm phần lớn dân số của Quốc gia hetman. Thể chế nông dân phải lao động cưỡng bức bị suy giảm đáng kể sau Khởi nghĩa Khmelnytsky, khi đó các địa chủ và đại quý tộc Ba Lan bị trục xuất khỏi lãnh thổ do Hetman kiểm soát. Tuy nhiên, những quý tộc trung thành với Hetman cũng như Giáo hội Chính thống giáo mong muốn những người nông dân dưới quyền kiểm soát của họ tiếp tục phục vụ. Do đó, kết quả của cuộc khởi nghĩa là khoảng 50% lãnh thổ bao gồm ruộng đất được trao cho các sĩ quan Cossack hoặc các làng tự quản tự do do nông dân kiểm soát, 33% đất đai thuộc sở hữu của các sĩ quan và quý tộc Cossack, và 17% của đất đai thuộc sở hữu của Giáo hội. Cùng với thời gian, số lượng lãnh thổ thuộc sở hữu của giới quý tộc và sĩ quan dần dần tăng lên, đi kèm với suy giảm lượng đất đai thuộc sở hữu của nông dân và người Cossack bình thường, và nông dân buộc phải làm việc ngày càng nhiều ngày hơn cho địa chủ của họ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của họ vẫn nhẹ hơn so với trước cuộc khởi nghĩa; và cho đến khi kết thúc Quốc gia hetman, nông dân chưa bao giờ được hoàn toàn giải phóng hay giữ quyền di chuyển.[34]

  • Thiếu nữ nông dân
  • Thiếu nữ nông dân
  • Phụ nữ nông dân
  • Nam giới nông dân

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_gia_hetman_Cossack http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://history.org.ua/JournALL/journal/1991/4/3.pd... https://www.worldcat.org/issn/0130-5247 http://litopys.org.ua/salto/salt04.htm https://web.archive.org/web/20160120132653/http://... http://www.runivers.ru/bookreader/book479242 http://constitution.garant.ru/history/act1600-1918... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... https://gazeta.ua/articles/history/_znajshli-350ri...